Bạn hay người thân đang gặp phải khó chịu và đau đớn vì những cơn đau răng? Những cơn đau có thể đến bất chợt làm ảnh hưởng tới các hoạt động đời sống và công việc thường ngày của bạn. Cùng tham khảo nhanh những cách giảm đau răng tại nhà ngay sau đây nhé!
Đau răng là gì?
Đau răng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe răng miệng, người bệnh cảm thấy đau buốt xung quanh bề mặt răng cùng các lợi hoặc đau sâu bên trong răng. Đau răng có thể xảy ra theo nhiều cách, có thể chỉ là một cơn đau thoáng qua hoặc có thể kéo dài nhiều ngày. Mức độ đau răng dao động từ nhẹ đến nặng, cơn đau có thể rõ nét và bắt đầu một cách đột ngột, sau đó trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi đang nằm khiến người bệnh không thể ăn uống, thậm chí là mất ngủ.
Các triệu chứng của tình trạng đau răng thông thường là:
• Đau nhói đột ngột hoặc liên tục, đau khi bạn tạo áp lực lên răng.
• Đau hoặc cảm thấy nướu xung quanh răng đang bị sưng đau.
• Sốt hoặc đau đầu.
• Răng sâu gây hôi miệng.
Nguyên nhân gây đau răng
Các nguyên nhân gây đau nhức răng bao gồm:
• Đau do sâu răng: là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các bệnh lý khiến răng bị đau buốt. Sâu răng hình thành khi đường và tinh bột từ các hạt thức ăn trong miệng của bạn không được vệ sinh sạch và tạo ra mảng bám dính vào men răng, điều này tạo ra axit ăn mòn men, gây ra các vùng yếu và các lỗ. Sâu răng phá hủy men răng từ từ khiến răng bị nhạy cảm gây ê buốt.
• Đau do viêm tuỷ răng: Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm tủy răng. Tủy răng chứa dây thần kinh nên rất nhạy cảm. Khi răng bị sâu lâu ngày không điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến tủy răng và gây viêm, điều này khiến cho răng đau nhức.
• Đau do áp xe răng: Nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng rồi lan đến chân răng cũng như những bộ phận xung quanh. Biến chứng của tình trạng này bao gồm: mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm…
• Đau do chấn thương răng: Khi cắn một vật cứng có thể gây ra vết nứt trên răng gây ra tình trạng đau nhức.
• Bệnh về nướu: Bệnh nướu răng vô cùng nguy hiểm bởi tình trạng này diễn ra rất nhanh. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng răng.
• Đau do răng khôn: Không gian cho răng khôn dường như rất hẹp hoặc thậm chí là không có, dẫn đến hệ quả răng khôn mắc kẹt giữa xương hàm và nướu. Mặt khác, do vị trí khó tiếp cận nên rất nhiều người không vệ sinh răng khôn được, dẫn đến tình trạng đau răng khôn, nhiễm trùng nướu, sâu răng.
• Viêm xoang: Phần chân răng hàm trên tương đối gần với các hốc xoang hàm trên. Do đó, viêm xoang có khả năng ảnh hưởng đến răng hàm, khiến chúng trở nên nhạy cảm và gây ê buốt răng.
Những cách giảm đau răng tại nhà
Khi bị đau răng bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau răng tại nhà đơn giản dưới đây để tạm thời ức chế cơn đau khó chịu:
Chườm lạnh:
Cơ chế hoạt động của phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp này là hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng. Từ đó, làm tê liệt các dây thần kinh, dẫn đến tình trạng giảm sưng và viêm.
Tuy nhiên cần chườm lạnh đúng cách để tránh gây tổn thương răng lợi như sau:
• Chuẩn bị túi chườm bên trong có chứa đá hoặc nước lạnh, nếu không có túi chườm có thể sử dụng khăn bông sạch thay thế.
• Đặt túi chườm hoặc khăn bông chườm lên vùng má bên ngoài gần khu vực bị đau răng.
Thông thường, chườm lạnh là cách trị đau răng tại nhà phổ biến nhất. Thêm vào đó, biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu.
Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối là cách vệ sinh răng miệng đơn giản nhưng hiệu quả được nhiều người áp dụng, vừa có tác dụng loại bỏ vi khuẩn mà còn đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng.
Bạn có thể tự pha dung dịch nước muối loãng hoặc mua sẵn nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc, ngậm súc họng miệng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày.
Giảm đau răng với tỏi:
Chất Allicin là thành phần tốt có trong củ tỏi có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh. Vì thế, dân gian lưu truyền bài thuốc sử dụng tỏi để xoa dịu cơn đau răng, giảm viêm sưng ở răng.
Cách áp dụng như sau:
• Nghiền nát tỏi tươi.
• Đem trộn với nước, muối hạt, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng bị đau răng. Không nên sử dụng tỏi tươi nghiền nát trực tiếp mà phải trộn với nước để tránh nồng độ cao có thể gây bỏng niêm mạc miệng.
Giảm nhức răng bằng hành tây:
Trong hành tây có chứa chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng và từ đó giảm viêm, giảm đau nhức răng hiệu quả.
• Thái lát hành lớn để sử dụng và bảo quản dùng nhiều lần.
• Nhai một lát hành lớn tập trung ở vùng bị đau nhức răng cho đến khi không còn mùi tanh nồng của hành.
• Tiếp tục nhai những lát hành khác cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần. Nếu đau răng không thể nhai, bạn có thể ép lấy nước và thoa trực tiếp lên vùng răng đau.
Giảm đau răng với rượu:
Thành phần của rượu là cồn có tính sát khuẩn nên những lúc đau răng bạn nên ngậm rượu để giảm đau nhức, sưng, viêm nhiễm cũng như loại bỏ được mùi hôi khó chịu trong miệng.
Thay vì ngậm dung dịch nước muối, bạn có thể ngậm rượu để làm thuyên giảm những cơn đau răng đồng thời kháng viêm hiệu quả.
Thuốc giảm đau răng:
Dùng thuốc giảm đau cũng là giải pháp nhiều người lựa chọn để làm giảm cơn đau nhức răng tạm thời.
Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hay còn gọi là paracetamol (Tydol) hoặc ibuprofen giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả với các cơn đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Sử dụng nha đam:
Gel nha đam được dùng để làm sạch, làm dịu khu vực nướu bị sưng. Các chuyên gia cho rằng nha đam hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên tiêu diệt vi trùng gây sâu răng rất tốt.
Dùng nha đam trị đau răng khá đơn giản, bạn chỉ cần áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng cho tới khi cơn đau dịu lại.
Giảm đau răng từ lá ổi:
Lá ổi có đặc tính chống viêm. Chúng cũng có hoạt tính kháng khuẩn có thể hỗ trợ trong việc chăm sóc răng miệng hiệu quả.
Cách dùng: Nhai lá ổi tươi hoặc cho lá ổi và nước sôi để nấu nước súc miệng nhiều lần trong ngày.
Sử dụng oxy già:
Việc súc miệng bằng dung dịch oxy già đặc biệt mang lại hiệu quả khi bạn bị đau răng do nhiễm trùng. Nước súc miệng oxy già cần được pha chế theo tỷ lệ 1:1 giữa dung dịch hydrogen peroxide 3% và nước.
Bạn nên súc miệng với nước súc miệng oxy già trong 30 giây. Sau đó, hãy nhổ ra và súc miệng lại nhiều lần với nước thường. Lưu ý rằng dung dịch oxy già cực kỳ nguy hiểm nếu bạn chẳng may nuốt phải. Do đó, hãy thật cẩn thận khi súc miệng.
Giảm đau răng với xạ hương:
Xạ hương chứa vitamin C và A có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp điều trị đau răng. Tinh dầu xạ hương còn có khả năng chống lại các loại vi khuẩn góp phần gây sâu răng. Cách dùng: Pha tinh dầu xạ vùng bị đau hoặc cho 1 giọt tinh dầu xạ hương vào nước để súc miệng.
Sử dụng thuốc giảm đau:
Tydol Plus: Giảm đau hiệu quả, Thêm caffeine thêm tỉnh táo
Dùng trong các cơn đau:
• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang
• Đau nhức do thấp khớp
• Đau bụng kinh
• Cảm lạnh thông thường
• Hạ sốt
Tydol 650 giúp giảm đau, hạ sốt điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
• Đau răng
• Đau sau khi nhổ răng
• Đau do viêm xương khớp
• Nhức đầu, đau nửa đầu
• Đau họng
• Đau sau khi tiêm ngừa
• Đau do hành kinh
• Hạ sốt
• Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Y Tế
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trong bài viết các bạn có thể áp dụng để giảm đau răng tại nhà an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa khám để điều trị tận gốc và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng từ chứng đau răng có thể xảy ra.