Cùng tìm hiểu về hội chứng tiền kinh nguyệt

Cùng tìm hiểu về hội chứng tiền kinh nguyệt

Avatar photo

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể xảy ra với hầu hết phụ nữ đang trong giai đoạn sinh đẻ. Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì, có nguy hiểm tới sức khoẻ sinh sản hay không là thắc mắc chung của nhiều chị em. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Kinh nguyệt là gì?

khi vao thoi ky rung trung, cac nang trong buong trung bat dau phat trien, noi mac tu cung day hon do duoc kich thich cac hormone estrogen va progesterone. - hình 1
Khi vào thời kỳ rụng trứng, các nang trong buồng trứng bắt đầu phát triển, nội mạc tử cung dày hơn do được kích thích các hormone Estrogen và Progesterone.

 

Khi vào thời kỳ rụng trứng, các nang trong buồng trứng bắt đầu phát triển, nội mạc tử cung dày hơn do được kích thích các hormone Estrogen và Progesterone.

Trứng được đẩy xuống ống dẫn trứng, các nang trứng khi vỡ phát triển một hoàng thể và hoàng thể này tiết ra hormone Estrogen và Progesterone tạo điều kiện cho môi trường thuận lợi để trứng và tinh trùng gặp nhau trong nội mạc tử cung và chuẩn bị để mang thai.

Nếu trứng không gặp được tinh trùng, không được thụ tinh thì các hormone sẽ giảm xuống, các tế bào nội mạc tử cung không được nuôi dưỡng nữa sẽ bong tróc khiến các mạch máu thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng nội mạc bị đứt.

Các tế bào nội mạc đã bị bong tróc và các mạch máu cũng bị đứt được đào thải bởi sự co bóp của cổ tử cung. Lượng máu dưới dạng lỏng đi ra ngoài qua đường âm đạo là hiện tượng hành kinh chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của các chị em.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm nhiều triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Những triệu chứng đó chỉ xảy ra 1-2 tuần trước khi có hiện tượng hành kinh sau đó biến mất và lặp lại ở chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.

Nguyên nhân

su dao dong tu nhien ve nong do hormone, dac biet là estrogen và progesterone cu the là tac nhan chinh gay ra cac trieu chung tien kinh nguyet.
Sự dao động tự nhiên về nồng độ hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone có thể là tác nhân chính gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

 

Khi vào thời kỳ rụng trứng, các nang trong buồng trứng bắt đầu phát triển, nội mạc tử cung dày hơn do được kích thích các hormone Estrogen và Progesterone.

Trước khi có kinh nguyệt nồng độ estrogen trong cơ thể giảm xuống dưới mức trung bình. Thay đổi serotonin trong não (serotonin điều hòa sản xuất hormone nội tiết tố nữ); khi nồng độ serotonin bị biến đổi sẽ làm mất cân bằng giữa progesterone và estrogen, làm chậm quá trình rụng trứng gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt.

Yếu tố di truyền khi có người thân trong gia đình đã từng gặp vấn đề với hội chứng này. Hoặc những người có vấn đề về tâm thần như lo lắng, bất an, trầm cảm; không tập thể dục rèn luyện sức khỏe có khả năng cao mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.

Chế độ ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt vitamin và khoáng chất; hay sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, chứa cafein cũng có thể là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng

Tuỳ vào từng cá nhân mà mức biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt là khác nhau. Một số người có kinh nguyệt mà không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trước đó. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác, các triệu chứng tiền kinh nguyệt có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Trong thời kỳ tiền mãn kinh phụ nữ có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Theo nhiều nghiên cứu, những triệu chứng tiền kinh nguyệt được phân thành hai dạng: những rối loạn dạng cơ thể và những rối loạn dạng cảm xúc, hành vi.

Những rối loạn cơ thể:

• Thay đổi khẩu vị, thèm ăn

• Đau ngực, đau vú

• Tăng cân

• Đầy hơi, chướng bụng

• Đau bụng dưới hoặc đau bụng kinh nguyệt

• Táo bón hoặc tiêu chảy

• Đau đầu, mệt mỏi

• Da dầu, nổi mụn

• Sưng phù tay chân

• Đau nhức toàn thân

• Uể oải, mệt mỏi

Những rối loạn cảm xúc, hành vi:

• Giảm cảm xúc

• Cáu kỉnh hoặc tức giận vô cớ

• Phiền muộn

• Lo lắng, tâm trạng lâng lâng

• Xa lánh mọi người

• Mất ngủ

• Khó tập trung

• Giảm ham muốn

• Hay nhầm lẫn

Khi nào cảm thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt làm cản trở nhiều tới các hoạt động hàng ngày hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn thì bạn nên đến gặp và trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa, để được chẩn đoán, chỉ định phương pháp điều trị và xử lý tốt nhất.

Những biện pháp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Nếu hội chứng tiền kinh nguyệt diễn ra ở mức độ bình thường, tình trạng này có thể cải thiện bằng cách cải thiện lối sống hay điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Nhưng trong trường hợp các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc tới việc điều trị bằng thuốc. Một số cách giảm hội chứng tiền kinh nguyệt mà người bệnh có thể áp dụng như:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Có thể bổ sung một số chất trong đồ ăn hằng ngày:

• Magie: làm giảm cơn đau nửa đầu, giải phóng tình trạng ứ nước, căng ngực. Magie có nhiều trong các loại rau lá xanh, như cải xoăn và cải bó xôi.

• Canxi: hỗ trợ độ vững chắc và mật độ xương. Mức canxi đầy đủ cũng giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, giảm thay đổi tính khí, đau đầu, ứ nước và kích thích thèm ăn. Canxi có nhiều trong bơ sữa, yaourt, bánh mì, ngũ cốc…

• Vitamin B6: Giúp cơ thể sử dụng serotonin, giải quyết vấn đề trầm cảm. Có trong thịt gà, cá, khoai tây, trứng.

• Vitamin E:Giảm đau đầu và căng ngực. Có trong rau xanh, đậu phộng (lạc)

• Axit béo: có thể giúp giảm các cơn co thắt liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Nguồn axit béo tốt bao gồm cá, các loại hạt, và rau xanh.

• Bổ sung thực phẩm giàu carbohydrates có thể giúp hỗ trợ điều trị hội chứng này. Carbohydrate phức hợp thường có trong thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt: bánh mì, mì ống, lúa mạch, gạo nâu, hạt ngũ cốc.

Bên cạnh đó cần hạn chế một số thực phẩm làm tăng biểu hiện triệu chứng tiền kinh:

• Muối: gây ứ nước.

• Đường: gây rối loạn chuyển hóa.

• Cafein: gây mất ngủ, triệu chứng nặng thêm. Gây căng ngực.

• Rượu: gây kích thích.

2. Sử dụng thuốc

kinh nguyet keo den co the khien nang kho chiu trong nhung ngay dau - hình 3
Kinh nguyệt kéo đến có thể khiến nàng khó chịu trong những ngày đầu.

 

Uống thuốc theo toa của bác sĩ có thể giúp giảm các triệu chứng đau bụng và đau đầu. Một số loại thuốc có thể dùng để điều trị bao gồm:

• Thuốc giảm đau như acetaminophen có trong Tydol plus có thể giúp giảm đau cơ, chuột rút và đau đầu.

• Thuốc chống viêm không steroid, có thể làm giảm đau chuột rút, đau đầu và đau cơ.

• Thuốc lợi tiểu, có thể giúp giảm đầy hơi và đau vú.

• Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Những loại thuốc này hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và progesterone.

3. Thư giãn và giải tỏa căng thẳng

phu nu se de dau quan khi "dau rung" - hình 4
Phụ nữ sẽ dễ đau quặn khi “dâu rụng”.

 

• Thư giãn: đọc sách, xem phim, đi du lịch,…

• Nên nghỉ ngơi, nếu tâm trạng bức bối có thể chia sẻ với gia đình, bạn bè để giải tỏa cảm xúc.

4. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là yếu tố rất quan trọng giúp phụ nữ có đủ sức khỏe để chống lại các cơn đau bụng trong giai đoạn tiền kinh nguyệt. Nên tập thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ từ 7-8 tiếng/ngày có thể giúp giải tỏa tâm trạng căng thẳng và mệt mỏi.

Nếu bạn bị mất ngủ, khó ngủ, có thể uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ. Trong sữa giàu chất tryptophan, một loại axit amin làm tăng sản xuất serotonin giúp xoa dịu thần kinh giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

5. Tập thể dục thường xuyên

Khi bắt đầu thấy các dấu hiệu của hội chứng tiền này, chị em có thể vận động, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội…để não tăng sản xuất chất endorphins có tác dụng giảm đau, tăng cảm giác hưng phấn, lạc quan vui vẻ.

tap yoga, khi cong duong sinh hoac thien de giup cac co bap duoc thu gian, kiem soat cang thang va giam thieu cac trieu chung gay kho chiu. - hình 5
Tập yoga, khí công dưỡng sinh hoặc thiền để giúp các cơ bắp được thư giãn, kiểm soát căng thẳng và giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu.

 

Với một số phụ nữ, duy trì tập luyện đều đặn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của tiền kinh nguyệt do làm tăng nhịp tim và chức năng phổi, giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông.

Tổng kết

Phụ nữ hầu hết đều phải trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt. Qua những thông tin trong bài viết hi vọng chị em có thêm kinh nghiệm giảm bớt hội chứng bằng cách tự chăm sóc bản thân mình.

—————–

Để giảm các triệu chứng đau nhức có thể tham khảo các loại thuốc hạ sốt, giảm đau:

Tydol Plus: Giảm đau hiệu quả, Thêm caffeine thêm tỉnh táo

Dùng trong các cơn đau:

• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang

• Đau nhức do thấp khớp

• Đau bụng kinh

• Cảm lạnh thông thường

• Hạ sốt

Tydol Women: Giảm đau hiệu quả

Chuyên dùng trong các cơn đau mùa “dâu rụng”:

• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang

• Đau nhức do thấp khớp

• Đau bụng kinh

• Cảm lạnh

• Hạ sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Y Tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *