Mách bạn 2 cách trị đau họng hiệu quả

cach-tri-dau-hong-hieu-qua- bìa

Avatar photo

Bạn đang bị đau họng, những cơn đau làm bạn khó chịu và có khi còn làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về cách trị đau họng hiệu quả, giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển dai dẳng.

Nguyên nhân gây đau họng

Đau họng là tình trạng cổ họng bị đau, bị khô, ngứa và khó nuốt khi ăn hay uống. Tùy vào nguyên nhân hay bệnh lý bạn mắc phải mà đau họng sẽ đi kèm với một số biểu hiện triệu chứng khác như:

• Cổ họng của bạn sẽ cảm thấy khó chịu và giọng nói khàn hơn

• Các cơn đau họng xuất hiện kèm theo ho, sốt khiến cơ thể mệt mỏi

• Buồn nôn, nôn cũng có thể đi kèm với đau họng

• Các hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng lên và trở nên mềm hơn do vi khuẩn hoặc virus xâm nhiễm vào các mô ở mặt sau và hai bên cổ họng

Nguyen nhan gay dau hong
Nguyên nhân gây đau họng.

 

Đau họng không chỉ là một triệu chứng mà còn do nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau như:

• Viêm amidan

• Viêm thanh quản

• Cảm cúm, cảm lạnh

• Viêm mũi dị ứng

• Viêm tai giữa

• Bệnh bạch hầu

• Bệnh sởi, thủy đậu

• Nấm miệng

• Áp xe Peritonsillar

• Trào ngược dạ dày thực quản hoặc trào ngược dịch mật

• Viêm dạ dày mãn tính

• Viêm túi mật hoặc viêm tụy

• Ung thư vòm họng

• Do tác dụng phụ của thuốc

• Do ô nhiễm môi trường

• Do dị ứng

Cách trị đau họng hiệu quả

2.1. Cách trị đau họng hiệu quả tại nhà:

• Súc họng nước muối: Súc họng với nước muối ấm có thể giúp bạn xoa dịu cơn đau họng khó chịu, nhờ vào khả năng tiệt trùng, kháng khuẩn của loại dung dịch này. Phương pháp chữa viêm họng cổ điển này có thể giúp giảm đau, giảm đờm và sưng tấy. Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý 0.9% pha sẵn có bán tại các nhà thuốc để đảm bảo nồng độ natri vừa đủ phát huy tác dụng, và không quá đậm đặc gây kích ứng niêm mạc họng. Nên súc họng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày khi vừa ngủ dậy hoặc chuẩn bị đi ngủ. Khi súc họng, nên ngửa cổ để nước muối có thể đi sâu xuống họng. Hãy giữ nước muối ở họng trong vòng ít nhất 30 giây và khò liên tục, sau đó nhổ ra và không cần súc lại bằng nước.

• Uống nhiều nước ấm: Tình trạng đau họng thường đi kèm với ho và sốt gây mệt mỏi, mất nước vì thế nên bù nước cho cơ thể để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

• Chườm ấm hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm: Dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước rồi đắp lên cổ họng có thể giúp giảm viêm đau. Không khí khô có thể khiến họng khô rát, máy tạo độ ẩm có thể giúp bổ sung độ ẩm cho không khí, cải thiện đau họng hiệu quả.

• Uống nước chanh và mật ong ấm: Trộn một thìa cà phê nước cốt chanh hoặc giấm táo, một thìa cà phê mật ong và 1/4 thìa cà phê gừng tươi vào một cốc nước ấm, khuấy đều rồi uống.

Mật ong: Sử dụng 2 thìa cà phê mật ong cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn có thể giúp giảm triệu chứng đau họng. Mật ong có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn tự nhiên nên rất tốt để dùng khi bị đau họng. - hình 3
Mật ong: Sử dụng 2 thìa cà phê mật ong cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn có thể giúp giảm triệu chứng đau họng. Mật ong có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn tự nhiên nên rất tốt để dùng khi bị đau họng.

 

• Trà gừng: Gừng tươi đã được dùng để giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm ừ, khàn tiếng… Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, giảm đau, cải thiện sức đề kháng cho người bệnh. Hiệu quả chữa đau họng của gừng cũng đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Hợp chất Gingerol trong gừng tươi có khả năng kháng viêm và ức chế virus RSV – chủng virus thường gây viêm họng và cảm lạnh. Ngoài ra, Gingerol còn có tác dụng giảm đau tự nhiên. Việc uống một ly trà gừng ấm vào mỗi sáng có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau họng.

• Trà bạc hà: Bạc hà có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus và chống dị ứng. Loại cây này cũng có khả năng giảm đau bằng cách gây tê thần kinh tại chỗ. Do đó, uống trà bạc hà ấm mỗi ngày có thể giúp giảm viêm, đau họng.

• Sử dụng lá tía tô: Tía tô chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước, protein,… nên rất tốt cho hệ miễn dịch và nhất là sức đề kháng và sức khỏe tai – mũi – họng. Trong Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có tính kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và bổ phế rất tốt. Cũng bởi vậy mà loại lá này thường được sử dụng để chữa đau họng tại nhà. Hiện nay có 2 cách chữa đau họng từ lá tía tô: ăn cháo tía tô và uống nước cốt lá tía tô.

• Trà đen: Một cốc nước trà đen ấm có thể giúp giảm đau họng. Trà đen chứa các hợp chất tanin nên có thể giúp làm dịu niêm mạc họng đang bị sưng và giảm triệu chứng đau họng.

• Trà cam thảo: Rễ cam thảo có thể được sử dụng như một phương thuốc chữa viêm họng do nhiễm virus. Uống trà rễ cam thảo vì thế có thể giúp giảm các triệu chứng đau họng.

• Uống trà hoa cúc: Hoa cúc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau trên da, khoang miệng và đường hô hấp. Flavonoid, một chất kháng viêm tự nhiên và tinh dầu hoa cúc có thể thâm nhập bên dưới bề mặt niêm mạc họng và dưới lớp mô sâu hơn để làm giảm tình trạng viêm và đau họng.

• Củ cải trắng: Củ cải trắng được sử dụng để giảm đau họng, ngứa ngáy, ho khan và ho có đờm do viêm họng, viêm phế quản kéo dài. Chiết xuất củ cải trắng đã được chứng minh có tác dụng ức chế vi khuẩn gram dương.

Vì vậy, vị thuốc này được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ trị đau họng. - hình 2
Vì vậy, vị thuốc này được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ trị đau họng.

 

2.2. Cách trị đau họng hiệu quả bằng thuốc:

• Thuốc giảm đau: paracetamol, acetaminophen (Tydol) thường có hiệu quả giảm đau do viêm họng cấp tính sau khi dùng liều thông thường.

• Corticosteroid và kháng sinh: Có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau do viêm họng so với chỉ dùng kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh cũng cần theo đúng chỉ định của bác sĩ.

• Thuốc xịt họng gây tê: Có thể được sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi trở lên và người lớn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thuốc này theo chỉ định của bác sĩ.

• Viên ngậm họng: Có thể được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 5-6 tuổi trở lên. Viên ngậm có tinh dầu bạc hà và benzocaine để làm tê liệt tạm thời các thụ thể thần kinh làm giảm các triệu chứng đau họng.

• Thuốc giảm ho: Thuốc ho có thể được sử dụng để giảm kích ứng cổ họng.

• Thuốc kháng histamin: Thường hiệu quả cho chứng đau họng do dị ứng và chảy nước mũi sau. Các loại thuốc này giúp làm giảm xuất tiết chất nhầy trong đợt dị ứng bùng phát.

• Thuốc kháng axit: Đối với chứng đau họng do trào ngược axit, dùng thuốc kháng axit để giảm sự trào ngược axit có thể cải thiện đau họng.

• Thuốc dị ứng: Nếu đau họng do dị ứng, người bệnh có thể sử dụng thuốc dị ứng theo toa hoặc liệu pháp giải mẫn cảm để kiểm soát các cơn dị ứng.

• Nếu đau họng do cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm VA, người bệnh có thể được điều trị bằng các thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau tùy theo tác nhân gây bệnh. Nếu tình trạng viêm mạn tính, tái phát nhiều lần, có biến chứng, phẫu thuật cắt amidan và VA có thể được bác sĩ cân nhắc.

• Nếu đau họng do bệnh ung thư vòm họng, người bệnh cần tuân thủ điều trị ung thư vòm họng theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài ra, nếu đau họng là triệu chứng của các loại bệnh lý khác như bệnh viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, các bệnh lý vùng đầu cổ… người bệnh cũng cần điều trị các bệnh lý gây ra đau họng.

Cach tri dau hong hieu qua bang thuoc
Cách trị đau họng hiệu quả bằng thuốc.

 

Kết luận

Qua những thông tin về cách trị đau họng hiệu quả trong bài viết trên hy vọng các bạn có thể áp dụng thành công. Đau họng có thể là hiện tượng thường gặp, cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm nên khi xuất hiện các vấn đề bất thường các bạn cần được thăm khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị kịp thời.

—————–

Để giảm các triệu chứng đau nhức có thể tham khảo các loại thuốc hạ sốt, giảm đau:

Tydol Plus: Giảm đau hiệu quả, Thêm caffeine thêm tỉnh táo

Dùng trong các cơn đau:

• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang

• Đau nhức do thấp khớp

• Đau bụng kinh

• Cảm lạnh thông thường

• Hạ sốt

Tydol 650 giúp giảm đau, hạ sốt điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.

• Đau răng

• Đau sau khi nhổ răng

• Đau do viêm xương khớp

• Nhức đầu, đau nửa đầu

• Đau họng

• Đau sau khi tiêm ngừa

• Đau do hành kinh

• Hạ sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Y Tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *