Đau cơ bắp chân là tình trang đau nhức bắp thịt thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đây là hiện tượng đau mỏi cơ thông thường, nhưng cũng có thể là một biểu hiện bệnh lý cần phải thăm khám và điều trị. Vậy đau cơ bắp chân là bệnh gì, nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Đau cơ bắp chân là gì?
Nhóm cơ ở mặt sau của mỗi cẳng chân được gọi là cơ bắp chân, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người thực hiện các hoạt động ở chân như đi bộ, chạy… Đau cơ bắp chân là một bệnh làm bạn cảm thấy khu vực này đau nhức, nặng chân, ê ẩm, rã rời. Dấu hiệu này hay xuất hiện vào cuối ngày khi mà bạn đã vận động nhiều, nặng, lặp đi lặp lại các động tác ở chân như đi lại, đứng lên, ngồi xuống,…
Đau cơ bắp chân được cho là những hiện tượng hết sức dễ gặp trong đời sống hàng ngày. Các cơn đau ấy có thể xuất hiện do va chạm, chấn thương mô mềm nhưng đôi khi cũng là một dấu hiệu, triệu chứng cho các bệnh khác nhau, có khi liên đới đến cả hệ thống dây thần kinh của con người.
Triệu chứng của đau cơ bắp chân
Tùy thuộc nguyên nhân gây đau cơ bắp chân mà biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Ví dụ như viêm hay nhiễm trùng mô mềm bắp chân sẽ có thêm các dấu hiệu như nóng, đỏ và sưng. Trường hợp đau cơ bắp chân do các cơ lớn bị kéo căng có thể ảnh hưởng đến hồi lưu máu ở tĩnh mạch gây phù chân. Một số triệu chứng đau bắp chân có thể kể đến như:
• Cảm giác đau âm ỉ, nhức nhối hoặc đau buốt, đôi khi đau thắt ở mặt sau của cẳng chân.
• Cảm giác nóng rát, tê dị cảm.
• Triệu chứng của cảm cúm: mệt mỏi, sốt, nhức đầu, ho khan,…
• Đau các khớp ở chân.
• Co thắt hay chuột rút cơ bắp chân.
• Tê chân một hay hai bên.
• Giới hạn cử động chân.
• Da bị sưng lên.
• Biến đổi màu sắc da, như bầm da hoặc đỏ da.
• Phù chân tiến triển.
• Giảm cân không rõ nguyên nhân.
• Giãn tĩnh mạch.
Những nguyên nhân đau cơ bắp chân
Trong khi chấn thương cơ là nguyên nhân phổ biến nhất của đau bắp chân; cơn đau còn có thể liên quan đến cơ bắp chân gồm cơ bụng chân trong, cơ gan bàn chân bên ngoài hoặc gân, xương, dây thần kinh, mạch máu ở vùng này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:
• Chuột rút cơ bắp chân: Do mất nước và chất điện giải vì đổ nhiều mồ hôi mà cơ bắp chân của bạn có thể bị chuột rút. Ngoài ra, cũng có thể đó là bởi cơ bị co giãn kém hoặc cơ yếu đi. Mặc dù chuột rút thường là tình trạng tạm thời, nhưng chúng có thể gây ra khó chịu và đau đớn rất nhiều.
• Đau cơ bắp chân do căng cơ: Tình trạng này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ ở bắp chân bị rách. Mức độ đau khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách, những cơn đau nhức phần bắp thường xuất hiện đột ngột cùng với cảm giác nhạy cảm ở bắp chuối. Một số người có triệu chứng sưng, đỏ hoặc bầm tím tại bắp chân bị đau.
• Viêm gân Achilles: Gân Achilles là bộ phận kết nối cơ bắp chân với xương gót chân. Đau cơ bắp chân có thể xảy ra khi bắp thịt bị siết quá chặt rồi gây ra áp lực lên gân này. Đau đớn do viêm gân Achilles có thể xuất hiện khi bạn vừa làm quen một bộ môn thể thao mới hoặc tập luyện các bài tập lặp đi lặp lại nhiều lần.
• Hội chứng chèn ép khoang: Hội chứng này xảy ra khi máu thừa hoặc dịch bị tích tụ bên dưới một dải mô cứng, gây ra áp lực lên dây thần kinh cũng như mạch máu tại bắp chân. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, sưng, tê, ngứa ran,… Ngoài ra, hội chứng chèn ép khoang mức độ mãn tính còn có thể gây đau đớn khi đang tập thể dục. Các dấu hiệu là khi bạn bị tê, các cơ sưng lên có thể nhìn thấy được bằng mắt thường và khó di chuyển được bàn chân.
• Tổn thương thần kinh tọa: Thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh quan trọng nhất trong cơ thể, chịu trách nhiệm chuyển tải tín hiệu điện từ hông xuống chân và chạy qua các bắp chân, gối và cẳng chân. Tổn thương thần kinh tọa thường bao gồm cảm giác đau nhức, châm chích và khó chịu dọc theo lưng, hông và chân. Cơn đau có thể lan ra từ mông xuống chân và thậm chí khiến việc di chuyển trở nên khó khăn và giới hạn khả năng vận động của người bệnh.
• Suy tĩnh mạch: Các tĩnh mạch ở chân có vân đặc biệt để đưa máu ngược chiều trọng lực từ chân về tim. Khi suy tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rộng hoặc các van trong tĩnh mạch bị tổn thương, làm ứ đọng máu tại bắp chân. Các triệu chứng bao gồm đau bắp chân, nhói, chuột rút và nhức.
• Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường: Là một dạng tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến bàn chân, cẳng chân, cánh tay và bàn tay. Tình trạng này là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường do tiếp xúc quá nhiều với lượng đường trong máu cao, các yếu tố di truyền hoặc viêm dây thần kinh.
Người lớn tuổi sẽ dễ gặp các cơn đau bắp chân, từ đau ê ẩm cho đến nhức nhối, đặc biệt là đau bắp chân khi chạy bộ, vận động nhiều, hay khi nhiệt độ thay đổi,… Đây được xem là dấu hiệu lão hóa tự nhiên và bình thường của hệ cơ xương khớp.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: thừa cân, béo phì, thiếu canxi, đau cách hồi thần kinh,…
Cách điều trị đau cơ bắp chân
Một số phương pháp điều trị đau cơ bắp chân gồm:
• Nghỉ ngơi: Khi bị đau cơ bắp chân cách đơn giản nhất phải phải ngưng hoạt động và cố gắng không sử dụng bắp chân càng nhiều càng tốt ở những ngày đầu tiên bị đau. Thường nghỉ ngơi kết hợp với tập thể dục nhẹ trong vòng 5–7 ngày sẽ cảm thấy giảm đau hiệu quả.
• Chườm lạnh: Một cách khác cũng được nhiều người áp dụng điều trị đau cơ bắp chân đó là chườm nước đá. Nên đặt một túi đá lên vùng bị đau trong vòng 10–15 phút để giảm tình trạng viêm, giảm đau nhức.
• Tắm nước ấm với muối Epsom: Dùng muối Epsom để ngâm có thể mang lại tác dụng giảm đau cơ và viêm hiệu quả gấp đôi. Nhiệt và hơi ẩm của nước ấm và muối giúp hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn.
• Bổ sung đạm sữa cô đặc: Trong sữa đặc có chứa 40 – 90% protein có khả năng giảm đau, đồng thời giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp trong các chấn thương.
• Bảo vệ: Dùng băng, nẹp hoặc dụng cụ cố định khu vực bị ảnh hưởng, để bảo vệ khu vực bị thương.
• Băng bó: Bạn có thể quấn băng quanh bắp chân để giảm sưng, nhưng lưu ý không quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
• Nâng cao chân: Cố gắng nâng bắp chân cao hơn hông, để tăng lưu thông máu và giảm sưng đau.
• Kéo giãn cơ nhẹ nhàng: Các động tác co duỗi nhẹ được xem là cách giảm đau cơ bắp chân rất hiệu quả.
• Uống nước: Để phòng trường hợp bị đau bắp chân khi ngủ dậy, bạn nên uống 1 cốc nước trước khi ngủ. Đồng thời, tránh tư thế gác chân lên nhau.
• Sử dụng thuốc không kê đơn: Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến để làm giảm đau nhức. Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng như: Paracetamol, acetaminophen ( Tydol),… Các thành phần chính trong các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên nên dùng khi cần thiết hoặc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc.
• Phẫu thuật: Có thể cần thiết đối với những chấn thương nặng hơn, chẳng hạn như rách gân achilles hoặc bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường,…
Hi vọng qua những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về đau cơ bắp chân, các nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách chữa trị đau cơ bắp chân hiệu quả. Khi tình trạng đau nhức trở nên ngày một nghiêm trọng các bạn nên đi bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.
—————–
Để giảm các triệu chứng đau nhức có thể tham khảo các loại thuốc hạ sốt, giảm đau:
Tydol Plus: Giảm đau hiệu quả, Thêm caffeine thêm tỉnh táo
Dùng trong các cơn đau:
• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang
• Đau nhức do thấp khớp
• Đau bụng kinh
• Cảm lạnh thông thường
• Hạ sốt
Tydol 650 giúp giảm đau, hạ sốt điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
• Đau răng
• Đau sau khi nhổ răng
• Đau do viêm xương khớp
• Nhức đầu, đau nửa đầu
• Đau họng
• Đau sau khi tiêm ngừa
• Đau do hành kinh
• Hạ sốt
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Y Tế.