Cảm lạnh là một căn bệnh của đường hô hấp mà hầu như ai cũng mắc phải. Dấu hiệu của cảm lạnh là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Thế nào là cảm lạnh?
Cảm lạnh là một bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp. Tuy mức độ không nặng như cảm cúm nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày.
Bệnh cảm lạnh xuất hiện nhiều khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển.
Đối với bệnh cảm lạnh thông thường sẽ tác động tới các cơ quan như xoang, mũi hoặc họng, kèm theo các triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi chỉ sau khoảng một tuần. Bệnh thường không diễn biến nặng và gây khó chịu cho người bệnh như cảm cúm. Tuy nhiên người bị bệnh vẫn có thể cảm thấy thiếu năng lượng và có cảm giác mệt mỏi khi sinh hoạt hàng ngày.
Dấu hiệu của cảm lạnh là gì?
Các dấu hiệu của cảm lạnh thường xuất hiện từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Các dấu hiệu của cảm lạnh thường gặp nhất, bao gồm:
• Cảm lạnh viêm họng: Đau họng là dấu hiệu của cảm lạnh đầu tiên của cảm lạnh và thường kéo dài từ 1 – 2 ngày.
• Cảm lạnh sổ mũi hoặc nghẹt mũi: Khi virus gây cảm lạnh đầu tiên lây nhiễm vào mũi và xoang, tiếp theo đó mũi sẽ tiết ra chất nhầy. Điều này giúp virus chảy từ mũi vào xoang. Sau hai hoặc ba ngày, với sự đấu tranh bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ làm cho chất dịch thay đổi thành màu trắng hay màu vàng. Khi vi khuẩn sống trong mũi phát triển trở lại trong giai đoạn phục hồi thì lúc này chất nhầy sẽ chuyển thành màu xanh lục.
• Ho: Người bệnh ho nhiều thường có đờm, đờm loãng, màu trắng và dễ khạc nhổ. Người bệnh ho nhiều hơn vào ban đêm và khi thời tiết ấm hơn sẽ bớt ho. Ở một số trường hợp ho hoặc thở khò khè là dấu hiệu của cảm lạnh thường nhẹ hơn và không gây khó thở.
• Nhức đầu: cảm lạnh gây nhức đầu được cho là có liên quan đến tình trạng tắc nghẽn các đường xoang ở mũi, má, trán, sau mắt do tăng tiết dịch khi bạn nhiễm virus gây bệnh. Cơn đau này thường tăng lên khi bạn cúi xuống, nằm xuống, di chuyển đột ngột hoặc khi thức dậy vào buổi sáng.
• Cơ thể cảm thấy đau nhức nhẹ: Đau nhức toàn thân là một trong những triệu chứng rất phổ biến khi bị cảm. Cảm giác ê ẩm toàn thân, nhất là khi di chuyển khiến bạn cảm thấy yếu đuối và vô cùng mệt mỏi.
• Hắt xì: Hắt xì xảy ra khi niêm mạc mũi họng bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài, như virus gây cảm lạnh cũng là 1 nguyên nhân.
• Đau cơ cũng là một dấu hiệu của cảm lạnh.
• Cảm lạnh sốt nhẹ: Người lớn bị cảm lạnh thường ít sốt cao, nhưng có thể bị sốt nhẹ. Trẻ em có nhiều khả năng bị sốt từ 37,7°C đến 38,8°C khi bị cảm lạnh. Sốt có thể đi kèm với cảm giác ớn lạnh, rùng mình, kiệt sức và đôi khi đau nhức. Bạn chỉ cảm thấy khỏe hơn khi cơn sốt giảm. Phần lớn các trường hợp triệu chứng sốt cảm lạnh thường nhẹ, ít sốt cao, hiếm khi gây ra biến chứng.
• Cảm thấy có áp lực trong tai và mặt.
• Sưng hạch bạch huyết: hạch bạch huyết sưng ở bên cổ hoặc dưới hàm. Nguyên nhân phổ biến nhất của các sưng hạch bạch huyết là nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.
• Chảy nước mắt.
• Mất vị giác.
• Khó chịu trong người.
• Khó thở.
Các dấu hiệu của cảm lạnh này thường kéo dài từ 3-7 ngày. Giai đoạn bệnh dễ gây lây nhiễm nhất là trong 3 ngày đầu hoặc tuần đầu tiên bị bệnh.
Nguyên nhân bị cảm lạnh
Bệnh thường do người bệnh nhiễm các loại virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể bạn qua đường miệng, mắt hoặc mũi. Virus có thể lây lan qua các giọt nhỏ bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Nó cũng lây lan khi tiếp xúc tay với người bị cảm lạnh hoặc do dùng chung các vật bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ dùng, khăn tắm, đồ chơi hoặc điện thoại. Khi bạn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc hoặc tiếp xúc như vậy, bạn có thể bị cảm lạnh.
Khi bị cảm lạnh có các dấu hiệu nào cần đi khám
Đối với người trưởng thành, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện với những trường hợp như:
• Có triệu chứng sốt cao trên 38.5 độ C kéo dài 5 ngày trở lên hoặc bạn đột ngột bị sốt lại sau một khoảng thời gian ngừng sốt.
• Luôn xuất hiện hiện tượng khó thở và thở khò khè.
• Bị đau họng và đau đầu nhiều, kéo dài nhiều ngày không khỏi.
Đối với đối tượng bị cảm lạnh là trẻ em thì người lớn cần phải để ý đến trẻ em một cách cẩn thận và thường xuyên hơn. Bởi bệnh cảm lạnh ở trẻ em thường dễ trở nặng và có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn người lớn. Nếu trẻ em không được điều trị cảm lạnh triệu để thì có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn như viêm phổi hoặc viêm phế quản. Do đó, nếu ở trẻ có xuất hiện các triệu chứng sau đây, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay:
• Trẻ có độ tuổi từ 1 – 4 tháng tuổi bị sốt 38 độ C.
• Trẻ bị sốt liên tục trong vòng 2 ngày mà không đỡ.
• Những dấu hiệu của cảm lạnh ở trẻ không được cải thiện hoặc càng ngày càng nặng thêm.
• Trẻ bị ho nhiều và có triệu chứng khó thở hay thở khò khè.
• Trẻ chán ăn, mệt mỏi nhiều hơn bình thường.
• Trẻ đau tai, đau đầu.
• Trẻ bị buồn ngủ bất thường hay có dấu hiệu bị rối loạn ý thức.
Đó là những triệu chứng cảnh bảo ở người lớn và trẻ em nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng xấu có thể xảy đến.
Điều trị cảm lạnh
Cảm lạnh là do nhiễm virus gây ra, nên việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cảm lạnh sẽ không hiệu quả. Cách tốt nhất là bạn nên có một chế độ ăn uống và ngủ nghỉ khoa học để giảm thiểu căn bệnh này.
Hãy bổ sung các thực phẩm nhiều kẽm, vitamin C và D để tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi các dấu hiệu của cảm lạnh. Lúc này, cơ thể cũng cần những giấc ngủ sâu và nhiều hơn bình thường để hồi phục.
Nếu bạn muốn nhanh chóng dứt khỏi những cơn nghẹt mũi, đau nhức thì có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như acetaminophen, có thể phối hợp với kháng histamin (các sản phẩm Tydol), hoặc thuốc chống viêm. Nếu kết hợp uống thuốc và điều chỉnh ăn uống mà sau 7 – 10 ngày bệnh không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả.
Phòng tránh cảm lạnh như thế nào?
Bạn sẽ có thể phòng ngừa, giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế lây truyền bệnh cho người khác hiệu quả hơn nếu áp dụng các biện pháp sau đây:
• Rửa tay thường xuyên. Bạn nhớ thường xuyên làm sạch tay với xà phòng và nước. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô.
• Khử trùng vật dụng trong nhà. Bạn cần vệ sinh nhà bếp và phòng tắm thường xuyên với thuốc khử trùng, đặc biệt khi có người trong gia đình bị cảm lạnh. Bạn cũng nên rửa đồ chơi của bé theo định kỳ.
• Dùng khăn giấy khi hắt hơi và ho để hạn chế lây bệnh cho người khác. Bạn cần vứt bỏ khăn giấy đã dùng ngay lập tức và sau đó rửa tay cẩn thận.
• Không dùng chung ly nước hoặc đồ dùng với các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng ly riêng hoặc cốc dùng một lần khi bạn hoặc ai đó bị bệnh.
• Tránh tiếp xúc gần gũi với những người bị cảm lạnh. Tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh. Tránh xa đám đông khi có thể. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.
• Chăm sóc bản thân. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.
Tổng kết
Qua bài viết trên hy vọng bạn có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh lý cảm lạnh. Cũng như dễ nhận biết các dấu hiệu của cảm lạnh và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống tốt nhất để giúp bạn khỏi bệnh nhanh nhất.
—————–
Để giảm các triệu chứng đau nhức có thể tham khảo các loại thuốc hạ sốt, giảm đau:
Tydol Plus: Giảm đau hiệu quả, Thêm caffeine thêm tỉnh táo
Dùng trong các cơn đau:
• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang
• Đau nhức do thấp khớp
• Đau bụng kinh
• Cảm lạnh thông thường
• Hạ sốt
Tydol 650 giúp giảm đau, hạ sốt điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
• Đau răng
• Đau sau khi nhổ răng
• Đau do viêm xương khớp
• Nhức đầu, đau nửa đầu
• Đau họng
• Đau sau khi tiêm ngừa
• Đau do hành kinh
• Hạ sốt
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Y Tế.