Bạn đang bị đau lưng dưới gần mông; cơn đau có thể xảy ra ở bên phải hoặc bên trái, thậm chí là ở giữa cột sống lưng dưới. Các triệu chứng bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vậy đau lưng dưới gần mông là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Đau lưng dưới gần mông là như thế nào?
Đau lưng dưới gần mông hay còn gọi là đau thắt lưng là cơn đau cục bộ xảy ra chủ yếu ở phần thắt lưng gồm 5 đốt sống, kí hiệu từ L1 đến L5. Những cơn đau cũng có thể lan tỏa qua hông, mông rồi chạy xuống đùi và bắp chân. Tình trạng này có thể diễn ra bất ngờ trong lúc vận động hoặc đổi tư thế đột ngột và sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cơn đau có thể bắt đầu từ từ và phát triển theo thời gian. Triệu chứng bị đau lưng gần mông của mỗi người bệnh sẽ có sự khác nhau tùy từng nguyên nhân, cụ thể:
• Cảm giác đau âm ỉ, nhức nhối tại vùng thắt lưng kèm theo các cơn co thắt cơ, căng tức ở hông và xương chậu.
• Thấy đau nhói, bỏng rát, tê hay ngứa râm ran từ thắt lưng tới mặt sau đùi, cẳng chân, bàn chân.
• Yếu chân hoặc bàn chân, dọc theo vị trí dây thần kinh tọa.
• Đau nhói ở bàn chân hay các ngón chân.
• Đau lưng dưới khiến người bệnh khoa đứng thẳng, đi bộ hoặc chuyển từ đứng sang ngồi.
• Cơn đau thắt lưng trở nặng vào buổi sáng rồi giảm dần sau khi đứng dậy hoặc di chuyển.
Đau lưng dưới gần mông được chia thành 3 cấp độ dựa vào biểu hiện và thời gian diễn tiến của bệnh:
• Cấp độ 1: đau lưng dưới cấp tính: cơn đau thường đến đột ngột, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Loại đau này sẽ giảm dần khi vị trí chấn thương hoặc tổn thương hồi phục.
• Cấp độ 2: đau lưng dưới bán cấp tính: cơn đau kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng, thường xuất hiện khi vận động. Cơn đau lưng dưới bán cấp tính ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
• Cấp độ 3: đau lưng dưới mạn tính: cơn đau dữ dội kéo dài trên 3 tháng, cần kiểm tra y tế để tìm được nguyên nhân và hướng điều trị.
Nguyên nhân gây ra đau lưng dưới gần mông
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau lưng dưới gần mông có thể từ một số căn bệnh sau:
• Thoái hoá cột sống: do các đốt sống bị bào mòn, cọ xát với dây thần kinh khiến vùng thắt lưng trở nên đau nhức. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối, càng về đêm cơn đau càng dữ dội. Ngoài đau lưng dưới mông, người bệnh còn có thể xuất hiện kèm các vấn đề khác như co cơ, yếu chi dưới, khó kiểm soát bàng quang,…
• Căng cơ, bong gân: Căng cơ và bong gân là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau lưng. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau đớn, sưng tấy, bầm tím, tầm vận động bị hạn chế.
• Do bệnh phụ khoa ở phụ nữ: Bệnh phụ khoa gây ra tình trạng đau bụng, đau vùng lưng dưới gần mông kèm với các triệu chứng điển hình khác như: ra nhiều khí hư, khí hư bất thường, ngứa rát vùng âm đạo, vùng kín có mùi hôi,…
• Hẹp ống sống: Là tình trạng ống sống bị thu hẹp gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh. Ở mức độ nhẹ, hẹp ống sống chỉ gây tê bì hoặc đau nhức các chi, tuy nhiên khi tình trạng nghiêm trọng thì tình trạng này có thể khiến người bệnh bị liệt.
• Viêm xương khớp cột sống thắt lưng: bệnh này gặp nhiều ở người lớn tuổi, người bị béo phì, lao động nặng hoặc từng bị chấn thương ở vùng cột sống. Cảm giác đau buốt, ê ẩm là những triệu chứng điển hình.
• Đau dây thần kinh tọa: Cơn đau kéo dài từ lưng dưới qua hông, mông và xuống chân.
• Gai đôi cột sống: Bệnh gai đôi cột sống có triệu chứng đặc trưng là đau vùng thắt lưng dưới mông, đùi hay bàn chân. Nguyên nhân gây bệnh thường là do người bệnh ngồi sai tư thế, thói quen sinh hoạt không khoa học gây ra.
• Chèn ép dây thần kinh: Nguyên nhân là do dây thần kinh chịu quá nhiều áp lực từ các mô xung quanh như xương, sụn, cơ hay dây chằng. Biểu hiện đặc trưng là đau lưng dưới lan xuống mông và hai chân.
• Chấn thương cột sống: Các chấn thương trong sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố khi tập luyện thể dục thể thao nếu không điều trị đúng cách rất dễ làm tổn thương xương khớp nghiêm trọng.
• Thoát vị đĩa đệm: Điều này xảy ra khi đĩa đệm vùng thắt lưng thoát khỏi vị trí vốn có, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau nhức. Tình trạng này thường xuất hiện ở nam giới, đặc biệt là những người thường xuyên phải mang vác vật nặng.
• Do khối u: Đây là biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ xương khớp. Các khối u lành có thể dùng phương pháp cắt bỏ, nhưng ngược lại sẽ gây nguy hiểm cho bạn. Do đó nếu thấy có dấu hiệu đau gần mông, bạn nên đi khám sớm nhất có thể.
• Do các bệnh lý về thận: Dấu hiệu đau gần mông xuống vùng hai chi kèm theo đau buốt xuống cơ quan sinh dục, đi tiểu nhiều lần hơn, mệt mỏi, xanh xao,… có thể là những dấu hiệu cảnh báo về các bệnh liên quan đến sỏi thận, suy thận hoặc viêm cầu thận.
• Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên thì tình trạng đau lưng dưới gần mông cũng có thể do nhiều bệnh lý khác mà bạn không nên chủ quan như: do ảnh hưởng thai kỳ ở phụ nữ, thừa cân béo phì, đau cơ xơ hóa, viêm tụy,…
Đau lưng dưới gần mông có nguy hiểm không?
Đau lưng dưới gần mông có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm hoặc sỏi thận, u xơ,… Nếu những bệnh lý nghiêm trọng, nếu kéo dài sẽ làm suy giảm sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.
Vì vậy, dù không ngay lập tức gây nguy hiểm đến tính mạng, những cơn đau lưng dưới chính là tín hiệu cảnh báo cuộc sống của bạn đang có những mối đe dọa, nhất định không được chủ quan. Các trường hợp nặng có thể gây cản trở tới khả năng vận động của bạn. Khi thấy các triệu chứng dưới đây xuất hiện kèm với đau lưng thì bạn nên đến bệnh viện để có biện pháp can thiệp kịp thời, đó là:
• Yếu, tê hoặc ngứa ran ở một hoặc hai chân.
• Sụt cân không rõ nguyên nhân.
• Mất kiểm soát ruột và bàng quang dẫn tới tình trạng rối loạn tiểu tiện, đại tiện.
• Sốt và ớn lạnh, đau khi ho hoặc khi tiểu tiện.
Cách điều trị đau lưng dưới gần mông
4.1. Sử dụng thuốc: các loại thuốc thường được sử dụng khi bị đau lưng gần mông gồm:
• Thuốc giảm đau không kê đơn: acetaminophen hay còn gọi là paracetamol có trong sản phẩm ( Tydol), aspirin, ibuprofen,… giúp giảm nhanh các biểu hiện đau thắt lưng do sưng dây thần kinh hoặc cơ.
• Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này giúp giảm độ co cứng và đau do chuột rút cơ.
• Thuốc giảm đau có kê đơn: thường được kê đơn cho các cơn đau cấp tính nghiêm trọng sau phẫu thuật hoặc đau lưng mạn tính.
4.2. Chườm lạnh: Sau khi chấn thương, trong khoảng 48 giờ đầu, liệu pháp chườm lạnh nên được được thực hiện càng sớm càng tốt. Hơi lạnh sẽ làm chậm tiến trình viêm sưng, đồng thời làm gián đoạn phản ứng co thắt gây đau giữa những dây thần kinh.
4.3. Châm cứu: Châm cứu giúp điều chỉnh khí thích hợp trong cơ thể của người bệnh, qua đó hỗ trợ giảm đau, giúp vùng cơ bị bó nghẽn được giãn ra, máu và khí huyết lưu thông tốt hơn, kích thích bài tiết thải độc tố ra ngoài, tăng lượng oxy trong máu.
4.4. Luyện tập thể dục: Tập luyện thể dục có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức thắt lưng. Tuy nhiên bạn chỉ nên thực hiện các bài tập vừa sức, tránh để đau thắt lưng thêm nghiêm trọng.
4.5. Nẹp lưng: Nẹp sẽ giúp bạn kiểm soát những tư thế xấu khi sinh hoạt, nhờ đó tránh được các tình huống làm gia tăng cơn đau.
4.6. Phẫu thuật điều trị: Khi người bệnh không đáp ứng được với những phương pháp điều trị trên thì có thể được chỉ định phẫu thuật.
Tổng kết
Qua những thông tin trong bài viết, nếu phát hiện ra mình có các dấu hiệu, triệu chứng đau lưng dưới gần mông bạn nên đến thăm khám kịp thời để có thể tìm ra các biện pháp khắc phục, điều trị hiệu quả hơn.
—————–
Để giảm các triệu chứng đau nhức có thể tham khảo các loại thuốc hạ sốt, giảm đau:
Tydol Plus: Giảm đau hiệu quả, Thêm caffeine thêm tỉnh táo
Dùng trong các cơn đau:
• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang
• Đau nhức do thấp khớp
• Đau bụng kinh
• Cảm lạnh thông thường
• Hạ sốt
Tydol 650 giúp giảm đau, hạ sốt điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
• Đau răng
• Đau sau khi nhổ răng
• Đau do viêm xương khớp
• Nhức đầu, đau nửa đầu
• Đau họng
• Đau sau khi tiêm ngừa
• Đau do hành kinh
• Hạ sốt
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Y Tế.