Những cách điều trị đau đầu hiệu quả

Những cách điều trị đau đầu hiệu quả

Avatar photo

Đau đầu là một triệu chứng bệnh mà hầu như ai cũng phải trải qua. Có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý, tổn thương nghiêm trọng nhưng cũng có thể do các yếu tố không bệnh lý gây ra. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị đau đầu trong bài viết sau đây.

Đau đầu là gì?

Đau đầu là cơn đau ở đầu hoặc mặt thường được mô tả như một áp lực nhói lên, liên tục, dữ dội hoặc âm ỉ. Đau đầu có thể khác nhau rất nhiều về loại đau, mức độ nghiêm trọng, vị trí và tần suất. Tất cả các cấu trúc hình thành nên cảm giác của hệ thần kinh trong và ngoài hộp sọ đều là tác nhân sinh ra cơn đau đầu khi bị kích thích.

Tất cả các cấu trúc hình thành nên cảm giác của hệ thần kinh trong và ngoài hộp sọ đều là tác nhân sinh ra cơn đau đầu khi bị kích thích. - hình 1
Tất cả các cấu trúc hình thành nên cảm giác của hệ thần kinh trong và ngoài hộp sọ đều là tác nhân sinh ra cơn đau đầu khi bị kích thích.

 

Các loại đau đầu thường gặp:

  • Đau nửa đầu: xuất phát từ thần kinh mạch máu và cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Biểu hiện là người bệnh bị đau đầu dữ dội từng cơn và cảm thấy da đầu căng, nóng rát, buồn nôn, ù tai, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng hay tiếng ồn…
  • Đau đầu do đau xoang: người bị xoang thường có dấu hiệu đau đầu hay đau nửa đầu, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, sổ mũi.
  • Đau đầu chuỗi: xuất phát từ thần kinh mạch máu nhưng cơn đau tập trung theo từng cụm, chủ yếu ở nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt rồi lan ra trán, thái dương. Ngoài ra còn có thêm những dấu hiệu như đau đầu chóng mặt, buồn nôn, chảy nước mắt hay ngạt mũi.
  • Đau đầu mãn tính: là loại đau đầu kéo dài trên 15 ngày, thường có các bệnh lý kết hợp như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lưỡng cực, lo âu,…
  • Đau đầu do lạm dụng thuốc: xuất phát từ việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều. Có các triệu chứng khó chịu như đau cổ, nghẹt mũi, người bồn chồn,…
  • Đau đầu căng cơ: Người bệnh sẽ có cảm giác thắt chặt quanh đầu, nặng ở đầu và mắt hay các cơ ở cổ và vai nhức mỏi.
  • Đau đầu do chấn thương sọ não: thường xuất hiện kèm biểu hiện nôn mửa, thay đổi tri giác, động kinh, lơ mơ hay thậm chí là yếu liệt tay.
  • Đau đầu do thoái hoá đốt sống cổ: khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ gây chèn ép vào dây thần kinh hay động mạch, cản trở quá trình vận chuyển máu lên não gây đau đầu hoa mắt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây đau đầu được chia ra làm 2 loại:

Đau đầu do bệnh lý:

  • Nhóm bệnh lý không nguy hiểm: tăng nhãn áp, thiếu máu, bệnh lý mãn tính.
  • Nhóm bệnh lý nguy hiểm: tai biến mạch máu não, khối u não, nhiễm trùng não, bệnh lý cột sống.

Đau đầu không do bệnh lý:

  • Stress, căng thẳng.
  • Tác dụng phụ của thuốc, chất kích thích.
  • Cơ thể mất nước, gây nên thiếu máu, thiếu oxy lên não.
  • Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh hay đang trong chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi hormone.
  • Thường xuyên thức khuya hay rối loạn giờ giấc sinh hoạt.

Chẩn đoán bệnh đau đầu

Thông qua những mô tả về tình trạng, triệu chứng đau, thời gian cũng như mô hình các cơn đau bùng phát, bác sĩ sẽ chẩn đoán được loại nhức đầu cụ thể mà bạn đang gặp phải.

Nếu cơn nhức đầu xuất hiện phức tạp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành một vài xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng.

Chẩn đoán lâm sàng:

Sau khi hỏi về các triệu chứng và đánh giá lịch sử y tế, bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám và xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau đầu. Nội dung thăm khám:

  • Khám toàn thân: Khám toàn bộ các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim mạch, tiến hành đo huyết áp
  • Khám thần kinh: Khám toàn diện về thần kinh, tâm thần nhằm loại trừ các bệnh lý thần kinh có thể gây đau như, u não, xuất huyết não, động kinh, đa xơ cứng và các bệnh mạch máu não khác…
  • Khám chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, nha khoa,…

Chẩn đoán cận lâm sàng: Để có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Ghi điện não
  • Chọc dò tủy sống
  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp não như CT hay MRI

Cách điều trị đau đầu

Việc cần thiết nhất khi bị đau đầu là người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tránh căng thẳng tâm lý. Tuỳ vào nguyên nhân gây đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Nếu cơn đau do một bệnh lý nào đó gây ra, phương pháp điều trị sẽ tập trung vào giải quyết bệnh lý. Khi bệnh giảm, các cơn đau cũng sẽ dần biến mất.

Nhưng không phải khi nào cơn đau đầu cũng liên quan đến bệnh lý.

Trong trường hợp này, cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm và biến mất khi được điều trị bằng các biện pháp thích hợp. - hình 2
Trong trường hợp này, cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm và biến mất khi được điều trị bằng các biện pháp thích hợp.

 

Điều trị nguyên nhân và triệu chứng:

  • Điều trị nguyên nhân: dùng thuốc hạ áp để trị tăng huyết áp, dùng kháng sinh cho tình trạng viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương hay viêm xoang.
  • Điều trị triệu chứng: nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau, bấm huyệt chữa nhức đầu.

Thuốc trị nhức đầu thường dùng là các loại thuốc không cần kê đơn, có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc như Tydol (Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen). Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng việc lạm dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến tình trạng đau đầu mãn tính. Những cơn đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc trị đau đầu theo toa.

Các điều trị thay thế:

  • Châm cứu: đưa kim châm đặc biệt vào các huyệt đạo của cơ thể có thể giúp giảm đau và giải tỏa căng thẳng.
  • Liệu pháp hành vi – nhận thức: phương pháp trị liệu tâm lý giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
  • Dược phẩm và các sản phẩm dinh dưỡng: Coenzyme Q10 có thể làm giảm tần suất đau nửa đầu, magie có tác dụng giảm đau hiệu quả, vitamin B2 có tác dụng giảm đau đầu.
Thôi miên. - hình 3
Thôi miên là một trong những cách điều trị đau đầu hiệu quả.

 

  • Thiền: Có tác dụng giải tỏa căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và kiểm soát cơn đau.
  • Phản hồi sinh học: kỹ thuật giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn chức năng sinh lý học của cơ thể, từ đó có thể giảm đau mà không cần dùng thuốc.
  • Massage: tăng hiệu quả giảm đau bằng cách kết hợp massage các huyệt đạo với các loại tinh dầu thiên nhiên hoặc các loại thuốc bôi có có công dụng an thần, thư giãn đầu óc.

Trường hợp bị đau đầu không do bệnh lý, bạn có thể điều trị ngay tại nhà bằng một số cách:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng bằng cách làm nóng cơ vai và cổ.
  • Uống đủ nước, từ 1.5-2l/ngày, cần bổ sung đủ nước, đặc biệt là trong những ngày nóng bức vì thiếu nước có thể khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi dẫn tới đau ở vùng đầu.
  • Tập thể dục đều đặn ít nhất ba lần một tuần trong 30 phút có thể giúp giảm căng thẳng, giảm đau đầu và nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Chườm đá vào vùng bị đau hay xoa bóp huyệt thái dương, vùng cổ gáy.
Hạn chế uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… - hình 4
Hạn chế uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá…

 

  • Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất.
  • Tạo khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn trong lúc làm việc để tránh đau đầu và chống mỏi mắt.
  • Ngủ đủ giấc vì thiếu ngủ là nguyên nhân gây đau nhức đầu phổ biến. Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng mỗi đêm) sẽ giúp nâng cao năng lượng vào buổi sáng, giảm mệt mỏi, đau đầu.

Kết luận

Những cơn đau đầu thường diễn ra ở mức độ nhẹ và trong thời gian ngắn, có thể được kiểm soát bằng các phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, đau đầu có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên bị thì nên đến gặp bác sĩ để có cách điều trị đau đầu phù hợp và không nên tự ý uống thuốc giảm đau.

—————–

Để giảm các triệu chứng đau nhức có thể tham khảo các loại thuốc hạ sốt, giảm đau:

Tydol Plus: Giảm đau hiệu quả, Thêm caffeine thêm tỉnh táo

Dùng trong các cơn đau:

• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang

• Đau nhức do thấp khớp

• Đau bụng kinh

• Cảm lạnh thông thường

• Hạ sốt

Tydol 650 giúp giảm đau, hạ sốt điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.

• Đau răng

• Đau sau khi nhổ răng

• Đau do viêm xương khớp

• Nhức đầu, đau nửa đầu

• Đau họng

• Đau sau khi tiêm ngừa

• Đau do hành kinh

• Hạ sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Y Tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *