Trong một số trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt có thể dẫn đến rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Hãy cùng theo dõi những thông tin về rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt trong bài viết sau nhé!
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Những thay đổi rõ rệt về mặt thể chất hoặc tâm trạng trong khoảng thời gian trước khi có kinh nguyệt xảy ra đều đặn hàng tháng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bình thường của phụ nữ, thì được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là gì?
Nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân hay công việc, thì rất có thể bệnh nhân đã bị hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
Sự thay đổi của hormone trong chu kỳ kinh nguyệt gây ra sự thiếu hụt Serotonin là nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng này.
Trong rối loạn tâm thần tiền kinh, các triệu chứng xảy ra thường xuyên và chỉ trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt; các triệu chứng kết thúc bằng thời kỳ kinh nguyệt hoặc ngay sau đó. Tâm trạng chán nản rõ rệt, lo lắng, dễ cáu giận, và cảm xúc không ổn định. Những tư tưởng tự sát có thể có mặt. Sự quan tâm đến các hoạt động hàng ngày giảm đáng kể.
Rối loạn tâm thần tiền kinh gây ra các triệu chứng mà mức độ nghiêm trọng của nó đủ để ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày thông thường hoặc hoạt động tổng thể. Nó còn gây ra nhiều sự lo lắng, gây mất khả năng lao động, và thường bị chẩn đoán sai.
Rối loạn có thể bắt đầu bất cứ lúc nào sau khi bắt đầu lần đầu có kinh nguyệt; nó có thể tồi tệ hơn như khi mãn kinh nhưng sẽ chấm dứt sau khi mãn kinh. Tỷ lệ hiện mắc được ước đoán từ 2 đến 6% ở giai đoạn kinh nguyệt của phụ nữ trong khoảng thời gian 12 tháng.
Triệu chứng
Các triệu chứng này diễn ra trong ít nhất 12 tháng liên tục và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng xã hội cùng với các hoạt động thường ngày của nữ giới.
Triệu chứng của rối loạn tiền kinh gồm:
• Tâm trạng tức giận, nóng nảy và cáu kỉnh kéo dài, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ và tác động đến những người xung quanh
• Luôn có cảm giác buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, thậm chí một số bệnh nhân có nảy sinh ý nghĩ và hành vi tự sát
• Tâm trạng không ổn định, dễ thay đổi và đôi khi khóc không rõ lý do
• Người bệnh luôn căng thẳng, lo lắng và thường mơ hồ về nguyên nhân gây ra tình trạng này
• Đôi khi, bệnh nhân có thể bùng phát các cơn hoảng loạn và sợ hãi tột độ
• Giảm hứng thú và thiếu quan tâm đến các mối quan hệ, sở thích và các hoạt động hằng ngày
• Cơ thể mệt mỏi, luôn có cảm giác thiếu năng lượng và uể oải
• Giảm khả năng tập trung và gặp suy nghĩ, tư duy bị gián đoạn, ức chế
• Ăn uống quá mức và đôi khi có hiện tượng thay đổi sở thích ăn uống
• Khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ quá nhiều
• Có cảm giác mất kiểm soát và không thể chế ngự tâm trạng, hành vi của bản thân
vĐa phần bệnh nhân rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt đều có xu hướng xa lánh xã hội và tự cô lập bản thân
• Đi kèm với các triệu chứng thể chất như đầy hơi, đau nhức khớp, cơ, đau và căng ngực, chuột rút, đầy hơi, chướng bụng,…
Nguyên nhân
Bắt nguồn từ phản ứng bất thường của não bộ đối với sự dao động của hormone bình thường ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất serotonin dẫn truyền thần kinh. Các nguyên nhân hoặc yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần tiền kinh bao gồm:
• Các thay đổi hormone:
► Tăng prolactin máu
► Phản ứng bất thường với estrogen và progesterone
► Tăng hoạt động của hormone ADH hoặc aldosterone
• Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Chính sự giảm nồng độ nội tiết tố estrogen và tăng nội tiết tố progesterone là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn trên.
• Sự thiếu hụt serotonin: Một số tế bào não sử dụng serotonin cũng kiểm soát tâm trạng, những thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thể làm giảm mức serotonin, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
• Sự thiếu hụt magie và canxi.
• Do di truyền.
Các chuyên gia nhận thấy, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có khả năng di truyền từ mẹ sang con. Mẹ có thể di truyền cho con cái những đặc điểm sinh lý dẫn đến hiện tượng nhạy cảm quá mức và đáp ứng bất thường với estrogen lẫn progesterone.
Điều trị
Bệnh nhân cần thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất. Tùy theo mức độ triệu chứng, bác sĩ có thể có những chỉ định cụ thể.
1. Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)
Là nhóm thuốc chính trong điều trị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, trầm cảm, rối loạn lo âu và một số rối loạn tâm lý khác. Bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc giúp tăng nồng độ serotonin trong não bộ. Qua đó cải thiện tình trạng căng thẳng, cảm xúc nhạy cảm, dễ bị kích thích và một số triệu chứng cảm xúc khác. Trong đó, Fluoxetin là loại thuốc mang lại hiệu quả cao nhất. Thuốc thường được dùng dài hạn vì nhận thấy mang lại cải thiện rõ rệt hơn so với sử dụng gián đoạn khi triệu chứng bùng phát.
Các chất ức chế giải phóng serotonin chọn lọc có thể làm giảm các rối loạn cảm xúc hiệu quả bao gồm fluoxetine, sertraline, paroxetine và citalopram. Loại thuốc này có thể được dùng dài hạn hoặc dùng trong giai đoạn hoàng thể.
Trong thời gian sử dụng, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
2. Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm không steroid có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng đau do rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt gây ra như đau đầu, đau nhức cơ thể. Loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng nên thường được dùng ngắn hạn để tránh tác dụng phụ
3. Liệu pháp hormone
Một số bệnh nhân rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt sẽ được điều trị bằng liệu pháp hormone giúp điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể, từ đó giảm nhẹ triệu chứng cảm xúc và thể chất trong giai đoạn hoàng thể. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một số loại thuốc như:
• Thuốc tránh thai đường uống
• Progesterone đường uống
• Progesterone dạng đặt âm đạo
• Progestin tác dụng kéo dài
Triệu chứng có mức độ rất nghiêm trọng và dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định dùng chất chủ vận nội tiết giải phóng GnRH (Goserelin, Leuprolide) + Progestin/ Estrogen liều thấp.
4. Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày có thể làm giảm các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Vitamin B6, Magie và L-tryptophan cũng có thể tác dụng tương tự.
5. Liệu pháp trị liệu tâm lý
Liệu pháp nhóm đồng đẳng, liệu pháp hành vi nhận thức, có thể giúp những người bị rối loạn tâm thần tiền kinh cải thiện các triệu chứng của họ.
6. Phẫu thuật
Những trường hợp rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt nặng và không đáp ứng với sử dụng thuốc sẽ phải phẫu thuật để phòng tránh tình trạng tự sát. Phẫu thuật được thực hiện nhằm cắt bỏ 2 buồng trứng, từ đó giảm nồng độ hormone estrogen và progesterone.
Tổng kết
Hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một dạng rối loạn tâm lý đặc biệt gây ra những tác động đáng kể đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh này thì bạn nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
—————–
Để giảm các triệu chứng đau nhức có thể tham khảo các loại thuốc hạ sốt, giảm đau:
Tydol Plus: Giảm đau hiệu quả, Thêm caffeine thêm tỉnh táo
Dùng trong các cơn đau:
• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang
• Đau nhức do thấp khớp
• Đau bụng kinh
• Cảm lạnh thông thường
• Hạ sốt
Tydol Women: Giảm đau hiệu quả
Chuyên dùng trong các cơn đau mùa “dâu rụng”:
• Nhức đầu, nhức răng, đau cơ, viêm xoang
• Đau nhức do thấp khớp
• Đau bụng kinh
• Cảm lạnh
• Hạ sốt
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Y Tế.